Giáo trình tin học đại cương

tin học đại cương, lập trình c

sinh viên xây dựng - chúc thành công !

***THAM KHẢO:

Tin học đại cương

Bạn HT có một số câu hỏi thú vị, liên quan đến Tin Học Đại cương, xin trích lại nguyên văn ở đây. Rõ ràng đây là một câu hỏi mở mà nhiều bạn đọc ở VN thông hiểu tình hình tốt hơn tôi, nên rất mong các bạn góp ý thêm.
Em là giảng viên một trường ĐH ở HN. Em dạy môn “Tin học đại cương” cho tất cả sinh viên KHÔNG thuộc khoa CNTT của trường. Môn có thời lượng 2 hoặc 3 tín chỉ; nội dung gồm:
– những khái niệm sơ đẳng nhất về máy tính và Internet
– thực hành sử dụng một số phần mềm máy tính và Internet (phần mềm ở đây được chọn là: OS, Word processing, Spreadsheet, Browser)
Nếu anh thấy ngạc nhiên hoặc buồn cười vì nội dung này mà cũng được dạy ở trình độ đại học thì xin hãy khoan bởi ở VN rất nhiều sinh viên chưa có điều kiện tiếp xúc với máy tính, Internet thế nên môn học này có khi lại là cần thiết và theo quán tính từ xưa gần như trường ĐH nào (ở VN) cũng có môn này ở năm thứ nhất.
1. Vấn đề của em là em đang định dạy Linux (chỉ sử dụng GUI thôi) và Open Office thay vì Windows và MS Office với lý do:
– chương trình SGK Tin học lớp 10, 11, 12 (sau nhiều lần cải cách) đã có những nội dung trên rồi nhưng là với Windows và MS Office. Giờ chuyển sang Linux và OpenOffice cho nó mới mẻ.
– dạy sử dụng Linux và Free/Open Source Softwares cũng một phần thuyết phục sinh viên chuyển sang dùng chúng để tránh việc sử dụng phần mềm bất vi phạm bản quyền đang được coi như là điều hiển nhiên ở VN hiện nay. (nghe to tát quá không).
Tuy nhiên em lại thấy có những phản lý do sau:
– Liệu dạy Linux và FOSS xong sinh viên có dùng không hay là lại quay về Windows vì ở khắp nơi từ quán nét (một nơi cho sinh viên nghèo tiếp xúc máy tính) đến phòng hành chính của các cơ quan nhà nước cũng toàn dùng Windows (thường là xài [chùa] ). Sao không dạy sinh viên những điều mà họ dùng đến mà lại dạy những thứ viển vông đâu đâu ?
– Bản thân các giảng viên khoa CNTT, thậm chí chính những người dạy môn “Linux OS” (ở VN) cũng có dùng Linux đâu mà giờ lại bảo sinh viên dùng. Giáo điều !
– Mặc dù đã được chính thức đưa vào chương trình nhưng “Tin học” 10, 11, 12 không được lấy làm môn thi tốt nghiệp cấp III hay thi vào đại học nên ở bậc phổ thông học rất không nghiêm túc. Chưa kể là ở nông thôn việc có máy tính (chứ chưa nói đến Internet) là không được đảm bảo. Tóm lại em đoán là gọi là có chứ chất lượng không ra gì, do đó cần dạy lại ở bậc đại học. Mà cho những người mới làm quen với máy tính và Internet thì dùng windows cho nó dễ và thân quen chứ dạy Linux thì khó hơn – không sư phạm.
– Theo em quan sát thì chưa có lớp nào ở VN làm việc này cả. Thậm chí cả các course “Introduction to Computers” của nước ngoài mà em google ra thì cũng chỉ dạy Windows thôi, không dạy Linux.
Vì thế em rất muốn tham khảo ý kiến của các anh chị.
Nhân đây cũng cho em hỏi là tình hình sử dụng phần mềm vi phạm bản quyền ở nước Mỹ và ở các trường đại học của Mỹ là như thế nào. (Nếu anh nói rằng: “Ôi dào, hầu hết các giáo sư đạo mạo ở đây cũng xài [crack]ed Windows thôi” thì coi như băn khoăn của em được giải quyết xong)
2. Liệu có nên thay nội dung Spreadsheet (MS Excel) bằng Lập trình C đơn giản không.
3. Môn học có nội dung trên thường được các trường đại học ở VN lấy tên là “Tin học đại cương”/ “Nhập môn tin học”. Tuy nhiên em cho rằng dùng từ “Tin học” không hay lắm bởi em thấy thế giới không dùng từ “Tin học” (INFORMATICS) thay vào đó dùng từ Information Technology hoặc Computer Science. Do đó em định đổi tên thành “Nhập môn máy tính” hoặc “Nhập môn Công nghệ thông tin”, không biết nên chọn cái nào.
4. Sau khi suy nghĩ về nội dung dạy em lại lật lại vấn đề: Liệu môn này có nên dạy ở bậc đại học như hầu hết các trường đại học ở VN đang làm không ?.
– Không nên dạy vì:
+ Chương trình này đã được dạy ở cấp III. Cụ thể là SGK cho cả nước của Bộ Giáo dục đã có:
* Tin học 10: Một số khái niệm về về máy tính, mạng; MS Word; Tìm kiếm trên Internet.
* Tin học 11: Pascal (có dùng đến procedure)
* Tin học 12: MS Access
+ Ngày càng có nhiều sinh viên được tiếp xúc với máy tính và Internet. Sinh viên có thể tự học được.
+ Bậc đại học của thế giới không có môn này thế nên cũng nên cố bắt kịp mà bỏ đi.
– Vẫn nên dạy bởi:
+ Môn Tin học 10, 11, 12 không được học nghiêm túc ở bậc phổ thông. Hơn nữa nhiều học sinh ở nông thông không có điều kiện tiếp xúc với máy tính, Internet.
+ Đây là cái nồi cơm của giảng viên. Ví dụ ở trường em đang dạy, sinh viên bất kể ngành nào đều phải học môn “Tin học đại cương” ở năm thứ nhất thế nên giáo viên khoa CNTT tha hồ dạy và nhờ đó có thêm thu nhập.
+ Dậy trình độ cao hơn
Mong nhận được góp ý từ các anh chị để em làm được việc có ích hơn cho sinh viên của mình.
(Em rất muốn được nhiều người bàn thêm về vấn đề này nên nếu anh thấy hay thì có thể đưa câu hỏi này thành một entry được không. Lúc đó anh sửa lại trình bày nhé.)
5. Ở trên là môn “Tin học đại cương” cho non-EE/CS/IT students. Ở khoa CNTT của em cũng có luôn cả môn “Tin học đại cương” cho sinh viên của khoa CNTT, thời lượng 3 credits; nội dung: PASCAL. Mặc dù em không được dạy môn này nhưng cũng lạm bàn về môn này luôn.
5.1) Course đầu tiên của ngành CNTT/KHMT có nên là lập trình luôn ? Em nghĩ là nên nhưng 1-2 buổi đầu vẫn phải có phần các khái niệm sơ đẳng về máy tính và Internet trước sau đó mới sang lập trình.
5.2) Nếu lập trình thì không nên chọn Pascal mà chọn C hơn bởi:
– Pascal cổ lỗ rồi; ngôn ngữ dài dòng (suốt ngày begin với end, …); C gọn hơn
– Học về C thì sẽ nhanh quen hơn với Java, C#, PHP, … sau này vì chúng cũng có phần nào rất giống nhau.
Sau đây là vài nhận xét nhanh của tôi.
1. Việc khuyến khích sinh viên không dùng phần mềm lậu là điều rất nên làm. Gần đây lùm xùm mấy vụ một số GS “luộc” tài liệu sách vở của người khác để làm sách của mình. Bà con bức xúc nhiều. Nhưng không biết “bà con” có bao giờ nghĩ rằng việc dùng phần mềm lậu, nghe nhạc lậu, xem phim lậu, cũng là các biến thể của cùng một sự vi phạm hay không; bất kể mức độ lớn nhỏ thì chúng đều là vi phạm bản quyền.
Miễn là chính bạn (HT) dùng Linux thì vụ “há miệng mắc quai” sẽ không còn là gút mắc nữa. Các giảng viên, GS khác vẫn dùng PM lậu thì mình vận động kiểu khác.
Có lẽ gút mắc lớn nhất, như bạn HT đã chỉ ra, là dạy Linux/OpenOffice/FOSS có phải là công dã tràng hay không khi mà có lẽ đa số SV sẽ phải dùng các PM trên Windows ở công sở và các nơi khác. Tôi nghĩ có hai vấn đề mà một lớp “Tin Học Đại Cương” nên truyền tải:
– a – Máy tính là một công cụ rất quan trọng để giải quyết các vấn đề trong vui chơi, học tập và công việc của một công dân hiện đại: từ những thứ đơn giản như email, duyệt Web, lọc thông tin, soạn thảo văn bản, đến xử lý dữ liệu đơn giản dùng spreadsheets, và xử lý dữ liệu phức tạp mà ta phải tự lập trình lấy (dùng C, Excel, Matlab, R, SPSS, SAS, etc.). Đây chính là cái khung chương trình như bạn HT đã phác thảo trong bài trên.
Trong cái khung chương trình này thì hầu hết các việc, ngoại trừ chơi Games (!!!), Linux/OSS đều hữu dụng chẳng kém Windows. Thậm chí, để làm việc thì Linux còn có lợi điểm hơn Windows là rẻ tiền và ít bị worm/virus hơn.
– b – Các ảnh hưởng, hệ lụy và vấn đề xã hội liên quan đến CNTT, trong đó bao gồm vấn đề bản quyền. Đã là sinh viên CNTT/KHMT mà dùng phần mềm lậu thì không khác gì tự bắn vào chân mình. Cũng nên nhấn mạnh là ngành máy tính có ảnh hưởng xa hơn hẳn những thứ dạy ở lớp đại cương này. “Computational thinking” len lỏi vào các khoa học khác, tạo nền tảng mới, kỹ thuật mới, phương hướng tư duy mới, v.v.
Ở trường tôi thì các sinh viên và GS không dùng PM lậu mấy vì mua PM của MS & Apple (Win7/XP, Office for Win/MAC, Matlab, Mathematica, etc.) rất rẻ, từ 5 đến 10 USD một bộ, do trường có hợp đồng lấy educational lisences từ các cty nọ. Còn khi cần dùng các PM không miễn phí thì các GS dùng tiền grants của mình để mua.
2. Không nên khuyến khích dùng C để thay thế Excel. Cuộc sống có hạn, không cần “reinvent the wheel” rất phí thời gian. Với các tác vụ thống kê đơn giản thì dùng Google Spreadsheet là đủ. Phức tạp hơn một chút có thể dùng Excel hoặc OpenOffice spreadsheet. Hơn nữa thì dùng PM miễn phí R chẳng hạn. Cuối cùng, khi phải hiện thực hóa các mô hình rất hiện đại thì mới phải tự code lấy bằng C/Java/etc. Nhưng lớp tin học đại cương chắc chỉ cần giới thiệu Google/OpenOffice Spreadsheet.
3. Có lẽ “nhập môn CNTT” thích hợp hơn, vì khung chương trình như bạn trình bày là về phần công nghệ của máy tính.
4. Tôi nghĩ môn “nhập môn CNTT” rất nên dạy, vì, cũng như giải tích, CNTT là thành phần không thể thiếu của bộ xương kiến thức cho hầu hết các ngành KH và CN khác. Cho dù đã dạy ở bậc phổ thông, vẫn cần dạy lại ở tầm tốt hơn và để các SV thiếu may mắn ở bậc phổ thông có dịp bắt kịp bạn bè.
5. Tôi đã viết về đề tài này trong loạt bài khác
***Không gian sống :

Hai không gian sống khiến bao người ao ước của Á hậu Huyền My

Một biệt thự sang trọng ở ngoại thành Hà Nội và một chung cư cao cấp ngay trung tâm Thủ đô - hai không gian sống của Á hậu 1 Huyền My khiến người ta phải trầm trồ ao ước.

Không gian sống mới nhất của người đẹp là một chung cư cao cấp ngay trung tâm Thủ đô. Việc thay đổi này là do gia đình muốn tạo điều kiện thuận lợi cho Huyền My sinh sống và làm việc. Căn hộ nằm ở Quận Thanh Xuân, trên tầng cao với diện tích rộng rãi, có đến ba phòng ngủ dành cho các thành viên. Căn hộ được đầu tư những món nội thất tiện nghi, sang trọng, thiết bị cao cấp, từng chi tiết nhỏ cũng được mọi người chăm chút, bày biện sao cho thật đẹp mắt. 
 
 
Căn hộ nằm ở một chung cư cao cấp tại quận Thanh Xuân.
 
 
Gia đình người đẹp đã đầu tư nội thất tiện nghi, sang trọng và thiết bị cao cấp.
 
 
 Từng chi tiết nhỏ cũng được mọi người chăm chút, bày biện sao cho thật đẹp mắt. 

Là người yêu hoa nên bạn dễ dàng nhận thấy các khu vực trong căn hộ đều có những lọ hoa đủ màu sắc nổi bật do Huyền My tự tay cắm. Trái ngược với phòng ngủ gam màu trung tính sang trọng của bố mẹ, phòng riêng của người đẹp được trang trí theo chủ đề Hello Kitty với tông màu hồng ngọt ngào và hình ảnh chú mèo đáng yêu. Và dĩ nhiên, bộ sưu tập phụ kiện làm đẹp như mỹ phẩm, túi xách, giày dép,… của cô nàng khiến bất cứ chị em phụ nữ nào cũng trầm trồ thích thú.
 
 
Căn phòng của Á hậu rất ngọt ngào dễ thương với chủ đề Hello Kitty.

Căn hộ được lắp nhiều kính trong suốt để tận dụng nguồn ảnh sáng tự nhiên. Từ ban công, chủ nhân có thể tha hồ phóng tầm mắt để ngắm nhìn thủ đô xinh đẹp. Với thành phố đất chật người đông, tấc đất tấc vàng như Hà Nội thì việc sở hữu một căn hộ chung cư cao cấp với view tuyệt đẹp như thế này quả khiến nhiều người phải ước ao.
 
 
Căn hộ cao cấp với view ngắm thành phố tuyệt đẹp khiến nhiều người ước ao.

Trước khi đăng quang, Huyền My sống trong một biệt thự sang trọng tại ngoại thành Hà Nội. Với diện tích lên đến 800, biệt thự của gia đình cô được thiết kế theo phong cách giao hòa với thiên nhiên nên vô cùng thoáng đãng.
 
 
Không gian sống đầu tiên của Huyền My là biệt thự tại ngoại thành Hà Nội.

Xuất phát từ tình yêu thiên nhiên của gia chủ nên cảnh trí xung quanh đều được khoác lên mình một màu xanh tươi mát. Khu vườn rộng lớn với đủ các loại cây xoài, hồng xiêm, ổi,… trĩu quả ngon lành, những bông hoa xinh xắn đua nhau khoe sắc, cỏ cây mơn mởn hay từng đàn cá tung tăng bơi lội trong chiếc ao nhỏ trong vắt. Nơi đây được bày trí một chiếc xích đu và bộ bàn ghế để các thành viên thư giãn trong vườn.
 
 
Cảnh trí xung quanh được khoác lên mình một màu xanh tươi mát của khu vườn.

Không gian bên trong căn biệt thự được trang trí bởi các tông màu trang nhã trên nền màu trắng chủ đạo. Thêm vào đó, sàn nhà lát gạch, cầu thang gỗ, khu vực tủ bếp và bàn ăn bằng gỗ càng tạo nên sự mộc mạc, gần gũi cho khách đến thăm nhà. Bên trong căn biệt thự còn có một bể bơi lớn để Huyền My và em trai luyện tập và giải trí mỗi ngày. Từ ban công của các phòng, chủ nhân có thể thư thái tận hưởng làn gió mát lành, ngắm bình minh mỗi sớm mai hay mặt trời lặn lúc hoàng hôn buông xuống. Một cơ ngơi đồ sộ nhưng lại mang đến cảm giác yên bình và cực kỳ thoải mái. 
 
 
Cách bày trí trang nhã cùng nội thất gỗ đem lại cảm giác mộc mạc, gần gũi.


Hồ bơi rộng ngay bên trong căn biệt thự của Á hậu 1 Huyền My.

Tags : máy khoan , máy cắt , máy cưa
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ TRỰC TUYẾN
781C2 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, 
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam            
Điện thoại: 08 3600 3600 | Fax: 08 3600 0036
Giấy ĐKKD số: 0310930284 tại TP HCM


Share:

0 nhận xét