Đề thi hóa học đại cương

Đề thi hóa học đại cương


Tải full đề thi hóa học đại cương:
http://www.mediafire.com/download/4ubnkwki1rzuyl2/hóa_đại_cương.rar

''Cẩm nang'' giúp tân SV học tốt môn đại cương

Môn đại cương là những môn gì?
Đại cương là các môn dành cho SV năm nhất, năm 2 khi bắt đầu bước vào đại học. Thông thường môn đại cương gồm Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Pháp luật đại cương, Tâm lí, Xác suất thống kê... được giảng dạy ở hầu hết các học viện, đại học, cao đẳng.
Đây là những môn nặng về môn lý thuyết, khó học, phải học thuộc nhiều và “khó hiểu”, thường được sinh viên cho là nhàm chán. Tuy nhiên, chính môn đại cương sẽ giúp bạn có tư duy logic và phương pháp học tốt các môn chuyên ngành của mình. Môn đại cương là nền móng cho các môn học sau này của bậc đại học.
Nhiều SV e ngại học các môn đại cương
Nhiều “ma cũ” học qua loa, đến khi thi chỉ cần lấy điểm 5 rồi cho môn đại cương đi vào dĩ vãng ngay lập tức. Chuyện học lại, thi lại môn đại cương cũng không hiếm.
Vậy làm sao để tân sinh viên trải qua các môn đại cương suôn sẻ và hiệu quả?
Mua đầy đủ giáo trình
Tìm mua giáo trình của các môn học đại cương rất quan trọng. Tất cả nội dung môn học, bài tập, thậm chí đề thi đều thường nằm trong giáo trình. Giáo trình do thầy cô trong khoa, trong trường biên soạn hay giáo trình chuẩn của Bộ GD-DT đều là những “cẩm nang” vô cùng quý giá.
Mua giáo trình không khó và cũng không quá tốn kém. Các bạn có thể mua lại từ các anh chị khóa trước, mua theo khoa theo lớp hay tự tìm mua ở cửa hàng sách...
Ghi chép bài đầy đủ theo ý hiểu của mình
Đối với những môn học trên giảng đường đại học, các thầy cô giáo sẽ không thể giảng dạy cho các bạn cụ thể, từng li từng tí như giáo viên cấp 3. Việc giảng bài nhiều khi bằng trình chiếu Slide hay giảng nói chứ không ghi lên bảng nhiều.
Tân sinh viên phải nhanh chóng làm quen với các học mới này. Đối với những môn đại cương bạn cần ghi chép bài đầy đủ, diễn đạt theo ý hiểu của mình để việc ôn thi sau này dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể thắc mắc với giảng viên ngay và luôn những phần khó hiểu.
Tích cực ngoại khóa, giao lưu xã hội
Cách học đại cương truyền thống vẫn chỉ là bài giảng trên lớp của các thầy cô, sinh viên đi học đủ, đúng giờ, trả bài kiểm tra và tham gia kỳ thi hết môn. Tuy nhiên kiểu học này chính là một trong những nguyên nhân khiến môn đại cương trở nên “nhàm chán”.
Thay vào đó, nếu các lớp tổ chức đi ngoại khóa, làm bài tập nhóm, đi thực tế… chắc chắn sẽ giúp việc học đạt hiệu quả.
Giáo sư Bành Tiến Long - nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định: “Môn học đại cương cũng phải có ngoại khóa, có giao lưu xã hội, tổ chức tham quan, ngành kỹ thuật phải có thực nghiệm, bài giảng có video minh họa. Thầy phải đặt ra các bài tập tình huống và gợi mở cho SV tìm hiểu, giải đáp. Nói cách khác, thầy là người thiết kế cái khung, còn SV là người thi công chi tiết bài giảng trên khung đó. Như thế giờ học mới sinh động được”
Học nhờ Forum, diễn đàn
Trên các diễn đàn của trường, khoa, chủ đề về môn đại cương luôn được các anh chị sinh viên bàn tán rất sôi nổi.
Học môn đại cương là đề tài sôi nổi trên diễn đàn
Chỉ cần tân sinh viên kêu gọi sự trợ giúp hoặc đặt ra một vấn đề để mọi người thảo luận thì ngay lập tức tinh thần học tập theo nhóm trên mạng được phát huy.
Một thành viên của Học viện Hành chính chia sẻ: “Không chỉ tự học trên lớp, mình còn vào cả forum trao đổi bài vở giữa các sinh viên nữa. Ngay cả khi mình không có câu hỏi, mình vẫn vào diễn đàn thường xuyên để trao đổi môn học".
Kết:
Nhiều SV cho rằng chỉ cần chú tâm vào môn chuyên ngành còn môn đại cương không quan trọng. Đó chính là những quan niệm cực kỳ sai lầm. Bởi môn đại cương sẽ giúp bạn có tư duy logic và phương pháp học tốt các môn chuyên ngành của mình.
Các tân sinh viên cần tự xây dựng cho mình một phương pháp học tập hiệu quả và xác định tư tưởng rõ ràng khi học đại cương. Có kế hoạch, mục tiêu cụ thể, đảm bảo học kỳ năm nhất, năm 2 của bạn sẽ cực thoải mái và môn đại cương không còn là một trở ngại lớn nữa.

****Tin đó đây:

Bảng xếp hạng 10 trường đại học hàng đầu của Việt Nam, nhiều trường tụt hạng

Webometrics đã công bố kết quả xếp hạng thường niên đợt 2 năm 2016, theo đó, nhiều trường Đại học của Việt Nam bị 'tụt hạng'.

Theo bảng xếp hạng mà Webometrics công bố ngày 29/7 không có nhiều thay đổi so với kết quả xếp hạng đợt 1 được công bố vào đầu năm 2016, tuy nhiên nhiều trường Đại học của Việt Nam bị 'tụt hạng'.
Cụ thể, nếu như trong đợt xếp hạng đầu năm 2016, Đại học Quốc gia Hà Nội dẫn đầu về xếp hạng các trường trong nước và giữ vị trí số 26 trong bảng xếp hạng khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong kết quả xếp hạng đợt 2, Đại học Quốc gia Hà Nội bị tụt 3 hạng, xếp ở vị trí 29.
Đại học Quốc gia Hà Nội đã tụt từ vị trí thứ 26 trong kết quả xếp hạng lần 1 xuống vị trí thứ 29 trong kết quả xếp hạng đợt này.
Trường Đại học Cần Thơ bị tụt xuống vị trí thứ 53 trong khi kết quả đợt 1, trường Đại học này xếp ở vị trí thứ 39.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng bị tụt từ vị trí thứ 47 trong kết quả xếp hạng đợt 1 xuống vị trí thứ 49 trong kết quả xếp hạng này.
Ngoài ra, trong top 10 trường Đại học của Việt Nam cũng có nhiều sự xáo trộn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong lần xếp hạng trước không có mặt trong top 10 thì nay được xếp ở vị trí thứ 4 của Việt Nam và thứ 69 khu vực.
Trường Đại học Mỏ Địa chất được xếp ở vị trí thứ 5 Việt Nam và thứ 83 khu vực Đông Nam Á. Trong lần xếp hạng trước, Trường Đại học Mỏ Địa chất cũng không có mặt trong top 10.
Các cơ sở đào tạo như Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Thái Nguyên vẫn có mặt trong top 10 trường Đại học Việt Nam song vị trí trong bảng xếp hạng khu vực bị tụt khá nhiều.
Chẳng hạn, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh từ vị trí 66 xuống vị trí 87.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ vị trí 60 xuống vị trí thứ 90.
Riêng Trường Đại học Trà Vinh từ vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng Việt Nam đã tụt xuống vị trí thứ 14. Trên bảng xếp hạng khu vực Đông Nam Á, trường Đại học này tụt từ vị trí 100 xuống vị trí 163.
Top 10 trường Đại học của Việt Nam do Webometrics xếp hạng
Đánh giá về bảng xếp hạng này, TS Phạm Thị Ly – Giám đốc Chương trình Nghiên cứu, Viện đào tạo Quốc tế (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) cho rằng:
'Thứ hạng Webometrics đã công bố chỉ cho thấy trang web của trường nào được nhiều lượt truy cập hơn chứ không liên quan trực tiếp tới chất lượng và uy tín của trường đại học đó, do đó chúng ta không nên quá lo lắng về sự 'tụt hạng' này'.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Văn Nhã – Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học  Nguyễn Trãi lại cho rằng:
'Hẳn chúng ta đều biết mỗi kiểu xếp hạng các trường Đại học trên thế giới có tiêu chí riêng, rô bốt vào trang web tiếng Anh của trường tự động phân tích số liệu rồi công bố xếp hạng, rất khách quan nhưng vì tiêu chí do họ đặt ra khác với tiêu chí (thói quen quản lý) của Việt Nam nên không ít ý kiến chưa hài lòng cách xếp hạng như vậy.
Tuy nhiên, chúng ta muốn hội nhập quốc tế thì cần phải “chấp nhận” các tiêu chí đó để phấn đấu chứ không thể để giữ khư khư “đặc thù” của mình để đứng một mình'.
Webometrics là một bảng xếp hạng học thuật các trường Đại học lớn nhất thế giới được thực hiện bởi Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha từ năm 2004.
Mỗi năm 2 lần, Webometrics đưa ra kết quả xếp hạng cho các trường Đại học trên khắp thế giới dựa trên dung lượng thông tin cung cấp trên website của trường cũng như mức độ ảnh hưởng của website này đối với các đối tác bên ngoài.
Webometrics xếp hạng các trường đại học dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó chú trọng các tiêu chí nghiêng về học thuật như tính chỉ số trích dẫn trên hệ thống dữ liệu Scopus hay mới đây là dữ liệu từ Google Scholar

Tags : máy hàn , máy bắt vít , máy chà nhám
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ TRỰC TUYẾN
781C2 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, 
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam            
Điện thoại: 08 3600 3600 | Fax: 08 3600 0036
Giấy ĐKKD số: 0310930284 tại TP HCM

Share:

0 nhận xét